Căn cứ theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm và Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định nhãn sản phẩm mỹ phẩm. Nội dung nhãn mác bao bì phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Các yêu cầu đó bao gồm:

  • Tên của sản phẩm và chức năng của mỹ phẩm:  

Là tên đặt cho sản phẩm mỹ phẩm, tên mới phát minh, cùng với thương hiệu (trademark) hoặc tên của nhà sản xuất gia công mỹ phẩm. 

  • TÊN THÀNH PHẦN CÔNG THỨC TRÊN BAO BÌ MỸ PHẨM: 

Phải ghi rõ các thành phần theo tên quốc tế quy định của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Danh sách các thành phần được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng  giảm dần.

  • TÊN NƯỚC SẢN XUẤT TRÊN BAO BÌ MỸ PHẨM: 

Nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm hoặc nơi thực hiện công đoạn sản xuất cơ bản cuối cùng đối với mỹ phẩm. Vd: “Sản xuất tại: Việt Nam”

  • TÊN VÀ ĐỊA CHỈ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐƯA SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG: 

Là tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm đó trên thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư). 

  •  ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HOÁ LÀ LƯỢNG MỸ PHẨM 

Được tính theo cân nặng hoặc thể tích. Sử dụng đơn vị đo lường theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh. Khối lượng tịnh thường quy định g hay Kg. Thể tích chất lỏng được quy mL hay L. Vd: KL tịnh: 50gr

  •  SỐ LÔ SẢN XUẤT: 

Được in bằng số hoặc bằng chữ hoặc kết hợp cả hai trên bao bì mỹ phẩm. Nhằm nhận biết lô sản phẩm và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch của một lô sản phẩm bao gồm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối lô sản phẩm đó.