Bôi kem chống nắng là phương pháp chăm sóc và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, có những loại kem chống nắng bạn không nên sử dụng vì có thể khiến da kích ứng, nguy hại trực tiếp tới sức khỏe. Cùng Nam dược Hải Long tìm hiểu top 8 những loại kem chống nắng không nên dùng trong bài viết sau.
Những loại kem chống nắng không nên dùng
Trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng khác nhau. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đạt chất lượng và an toàn cho da. Dưới đây là những loại kem chống nắng không nên dùng mà bạn cần tránh:
Kem chống nắng có chứa các thành phần gây tổn thương, kích ứng da
Bạn cần tránh sử dụng các loại kem chống nắng có chứa những thành phần gây tổn thương, kích ứng da dưới đây:
- Oxybenzone: Gây mất cân bằng nội tiết tố, có thể khiến da bị kích ứng và gây ung thư vú.
- Avobenzone: Thường có trong các loại kem chống nắng hóa học, không mang lại hiệu quả chống nắng cao. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, Avobenzone còn tạo điều kiện cho các tia UV gây hại tới da nếu không có một chất hóa học khác hỗ trợ.
- Octinoxate: Ảnh hưởng đến tuyến giáp.
- Octocrylene: Có thể bị phân hủy và phát triển thành chất làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư cho người dùng.
- Dioxybenzone: Ảnh hướng đến nội tiết.
- Ensulizole: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ bị biến chất, từ đó có thể làm tổn thương DNA, tế bào thần kinh và các vấn đề sức khỏe khác.
- Meradimate: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có khả năng giải phóng các loại oxy phản ứng, gốc tự do gây hại cho con người và môi trường.
- Homosalate: Gây nguy hiểm nếu nồng độ cao hơn 10%.
- Padimate O: Có thể làm tổn thương ADN và gây ra một số phản ứng dị ứng về da.
- Sulisobenzone: Có thể gây kích ứng da, mắt và làm rối loạn nội tiết tố.
Kem chống nắng có chỉ số PA thấp hơn 3+
PA là chỉ số cho biết mức độ bảo vệ da khỏi các tia UVA của kem chống nắng. Chỉ số PA lý tưởng cho các loại kem chống nắng là PA+++ với khả năng chống tia UV là 90%. Những sản phẩm chống nắng có PA thấp hơn 3+ sẽ không mang lại hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi các tia UVA.
Kem chống nắng dạng xịt
Trong danh sách những loại kem chống nắng không nên dùng là sản phẩm dạng xịt. Những sản phẩm này có hiệu quả chống nắng không cao nên khó có thể bảo vệ da toàn diện. Ngoài ra, nếu sử dụng các loại kem chống nắng dạng xịt hóa học, bạn có nguy cơ hít phải khí độc ảnh hưởng tới sức khỏe.
Kem chống nắng không có SPF hoặc PA+ trên bao bì
Trên bao bì của kem chống nắng thường sẽ có 2 ký hiệu là SPF và PA+. Trong đó, SPF là chỉ số cho biết khả năng chống tia UVB, còn PA+ cho biết mức độ chống tia UVA. Nếu trên bao bì của kem chống nắng không có ít nhất một trong hai ký hiệu trên thì bạn không nên dùng. Bởi đó là dấu hiệu cho thấy sản phẩm không thể bảo vệ da trước bất kỳ tia cực tím nào có trong ánh nắng mặt trời.
Kem chống nắng hết hạn sử dụng hoặc đã cũ
Một trong những loại kem chống nắng không nên dùng tiếp theo đó là sản phẩm cũ hoặc hết hạn sử dụng. Với kem đã hết hạn, một số chất trong bảng thành phần có thể bị biến đổi và gây hại cho da. Do đó, trước khi thoa kem lên da, bạn nên kiểm tra hạn sử dụng để tránh gặp phải các tình trạng như kích ứng, nổi mụn, mẩn ngứa,…
Kem chống nắng không hợp với loại da
Kem chống nắng có nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có bảng thành phần riêng. Nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp với da, bạn rất dễ gặp phải các tình trạng như kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy,… Vì vậy, trước khi thoa kem lên toàn bộ mặt hay body, bạn nên thử dùng trên mu bàn tay. Nếu xảy ra triệu chứng bất thường, bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức.
Kem có chỉ số SPF cao hoặc thấp hơn mức chuẩn
Kem chống nắng đạt chuẩn sẽ có chỉ số SPF nằm trong khoảng 30-50. Nếu SPF thấp (dưới 30) sẽ không thể bảo vệ da khỏi các tia UVB. Ngược lại, nếu chỉ số SPF quá cao (trên 50) có thể gây hại cho da vì chứa hàm lượng chất hóa học bất thường.
Kem chống nắng không có chống nắng phổ rộng
Kem chống nắng phổ rộng có thể bảo vệ da khỏi tia UVA, UVB và ánh sáng xanh. Ngoài 2 chỉ số SPF, PA, trên bao bì của sản phẩm còn có thêm một trong các cụm chữ như “Broad Spectrum”, “Full Spectrum” hoặc “UVA Protect”. Theo đó, bạn không nên sử dụng các loại kem chống nắng không kèm dòng chữ này. Bởi sản phẩm sẽ không thể bảo vệ da một cách tốt nhất dù chỉ số SPF và PA cao như thế nào.
Xem thêm: Kem chống nắng cho làn da nhạy cảm được bác sĩ da liễu khuyên dùng
Dùng kem chống nắng không phù hợp gây hại gì cho cơ thể?
Nếu thoa những loại kem chống nắng không nên dùng lên da, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như sau:
- Kích ứng da.
- Da mỏng và nhạy cảm hơn.
- Cơ thể không hấp thụ vitamin D.
- Bít tắc lỗ chân lông.
- Da nhanh lão hóa.
- Mụn nhọt.
Cần chú ý gì để chọn kem chống nắng phù hợp?
Khi mua kem chống nắng, bạn cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với làn da của mình. Cụ thể như sau:
- Đối với làn da mụn: Nên tránh dùng các loại kem chống nắng có bảng thành phần nặng, hàm lượng cồn cao. Vì các sản phẩm này có thể làm tăng bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông, từ đó khiến mụn mọc nhiều hơn.
- Đối với làn da khô: Nên lựa chọn những loại kem chống nắng chứa axit hyaluronic, axit lactic để cấp ẩm cho da.
- Đối với làn da nhạy cảm: Nên dùng các loại kem chống nắng vật lý, có bảng thành phần nhẹ để tránh da bị kích ứng. Ngoài ra, làn da này cũng nên tránh sử dụng các loại kem chống nắng hóa học.
Xem thêm: Skincare không dùng kem chống nắng được không? Nguy cơ tiềm ẩn
Lời kết
Trên đây là top 8 những loại kem chống nắng không nên dùng và các thông tin liên quan. Ngoài ra, bạn cũng phải lưu ý lựa chọn kem chống nắng phù hợp để da được bảo vệ một cách tốt nhất.
Nam dược Hải Long là công ty chuyên gia công, sản xuất các loại mỹ phẩm chất lượng. Chúng tôi có nhà máy đạt chuẩn CGMP cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nếu các nhãn hàng có nhu cầu gia công kem chống nắng, hãy liên hệ với Nam dược Hải Long để được tư vấn chi tiết.
⚜️ Nam dược Hải Long – Nhà máy gia công mỹ phẩm đầu tiên đạt chuẩn CGMP
- Website: namduochailong.com
- Hotline: 0976.677.888
- Nhà máy sản xuất: 58 Trương Hán Siêu, P. Nhị Châu, Hải Dương
- Hà Nội: Số 10-12, Ngõ 7, Vạn Xuân, Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội
- HCM: Số 22 Nguyễn Sĩ Sách, P. 15, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh