Từ xa xưa, nước vo gạo được sử dụng để rửa mặt như một biện pháp làm đẹp hiệu quả, tiết kiệm và an toàn. Nước vo gạo chứa nhiều dưỡng chất quý giá từ hạt gạo, không chỉ giúp làm sạch da mà còn có tác dụng dưỡng ẩm và dưỡng trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức nước vo gạo có thể khiến da khô da hoặc kích ứng. Vậy nên rửa mặt bằng nước vo gạo vào lúc nào là tốt nhất? Bạn hãy theo dõi thông tin được Nam dược Hải Long chia sẻ dưới đây để có câu trả lời chi tiết.
Tại sao nên dùng nước vo gạo rửa mặt?
Rửa mặt bằng nước vo gạo là phương pháp làm đẹp truyền thống, an toàn và lành tính. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp chăm sóc da hiệu quả.
Cung cấp dưỡng ẩm da
Nước vo gạo giàu vitamin, khoáng chất và các enzyme tự nhiên, cung cấp độ ẩm sâu cho làn da. Đặc biệt, thành phần inositol trong nước gạo có khả năng giữ ẩm, giúp làn da luôn mềm mại và ngăn ngừa dấu hiệu khô, bong tróc.
Làm da trắng sáng
Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp cải thiện màu da nhờ vào các chất chống oxy hóa và axit pitera. Nước gạo còn làm giảm sắc tố melanin trên da, làm mờ vết thâm, giúp làn da trở nên sáng mịn hơn.
Ngăn ngừa lão hóa
Nước gạo thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, giúp da duy trì độ đàn hồi và vẻ ngoài trẻ trung. Ngoài ra, nước vo gạo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng chống lại dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn.
Ngăn ngừa nổi mụn
Nhờ có tính kháng khuẩn và chống viêm, nước vo gạo giúp ngăn ngừa và giảm mụn trứng cá. Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn. Đồng thời làm sạch sâu lỗ chân lông, từ đó ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn.
Rửa mặt bằng nước vo gạo vào lúc nào tốt nhất?
Rửa mặt bằng nước vo gạo vào lúc nào tốt nhất? Thời điểm tốt nhất để rửa mặt bằng nước vo gạo là buổi sáng hoặc buổi tối. Mỗi tuần sẽ không quá 3 lần. Tất nhiên, thời điểm cụ thể còn phụ thuộc vào cách chăm sóc da và lịch trình sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Theo đó, có hai khoảng thời gian rửa mặt bằng nước vo gạo được nhiều người ưa chuộng nhất:
- Buổi sáng: Sử dụng nước vo gạo rửa mặt vào buổi sáng sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ qua đêm. Đồng thời cung cấp lớp nền tự nhiên bảo vệ da khỏi những tác động của môi trường.
- Buổi tối: Rửa mặt bằng nước vo gạo vào buổi tối giúp làm sạch da sau một ngày dài tiếp xúc với bụi bẩn, mồ hôi và các tác nhân gây hại từ môi trường. Điều này cũng giúp da thư giãn và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn vào ban đêm.
Các bước làm sạch da bằng nước vo gạo
Rửa mặt bằng nước vo gạo là bí quyết chăm sóc da tự nhiên, giúp làm sạch sâu, cung cấp độ ẩm và dưỡng trắng da. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần rửa mặt đúng cách theo những bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nước vo gạo: Khi vo gạo nấu cơm, bạn hãy loại bỏ nước vo đầu tiên vì nó chứa nhiều bụi bẩn và tạp chất không tốt cho da. Sau đó, dùng bát thủy tinh sạch để lấy nước vo lần 2.
- Bước 2: Làm sạch da: Trước khi rửa mặt bằng nước vo gạo, bạn hãy làm ẩm da bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở. Điều này giúp việc làm sạch da bằng nước vo gạo hiệu quả hơn.
- Bước 3: Rửa mặt bằng nước vo gạo: Bạn sử dụng phần lắng xuống của nước vo gạo để massage mặt nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Massage khoảng 2-3 phút và vỗ nhẹ lên da để dưỡng chất từ nước gạo thẩm thấu sâu hơn vào da, tăng cường hiệu quả làm sạch.
- Bước 4: Rửa sạch lại da và dưỡng da: Bạn hãy rửa mặt lại bằng nước ấm và dùng khăn mềm thấm khô da. Sau đó, bạn có thể sử dụng toner hoặc kem dưỡng ẩm để cân bằng và nuôi dưỡng làn da.
Lưu ý khi rửa dùng nước vo gạo rửa mặt
Khi sử dụng nước vo gạo để rửa mặt, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da:
- Chỉ nên áp dụng phương pháp này khoảng 3 lần mỗi tuần để tránh gây hại cho da do sử dụng quá mức.
- Không dùng nước đầu tiên để rửa mặt vì nó chứa nhiều bụi bẩn và tạp chất. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước vo lần thứ hai, đảm bảo nước đã được lọc kỹ càng, đã loại bỏ hết cặn bã.
- Trước khi lấy nước vo gạo, bạn hãy rửa tay sạch tay hoặc sử dụng dụng cụ vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không làm ô nhiễm nước. Việc này giúp phòng tránh nguy cơ nước vo gạo bị nhiễm khuẩn, gây hại cho da.
- Chỉ sử dụng nước vo gạo trong vòng 12 giờ sau khi vo và tránh để nước qua đêm. Nước vo gạo để lâu sẽ bắt đầu lên men, không còn thích hợp cho việc chăm sóc da.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan khi dùng nước vo gạo rửa mặt
Bên cạnh câu hỏi: “Rửa mặt bằng nước vo gạo vào lúc nào?” thì vẫn còn nhiều người dùng thắc mắc xoay quanh về phương pháp làm đẹp tự nhiên này. Tham khảo ngay các câu hỏi thường gặp và lời giải đáp chi tiết của Nam dược Hải Long bên dưới đây.
Có nên rửa mặt bằng nước vo gạo thường xuyên không?
Rửa mặt bằng nước vo gạo có công dụng chăm sóc da hiệu quả như dưỡng sáng da, cung cấp độ ẩm và làm mờ vết thâm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước vo gạo từ 2-3 lần một tuần. Việc lạm dụng quá mức có thể khiến da kích ứng hoặc làm khô da, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm.
Rửa mặt bằng nước vo gạo có bị bắt nắng không?
Các thành phần trong nước vo gạo có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là khi nước vo gạo không được lọc sạch, chứa các tạp chất gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dị ứng và làm da sạm màu da. Do đó, bạn nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên và che chắn da kỹ lưỡng khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Dùng nước vo gạo thay nước tẩy trang có được không?
Nước vo gạo có thể làm sạch da nhẹ nhàng nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho nước tẩy trang, đặc biệt khi trang điểm đậm. Nước vo gạo không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm dày. Do đó, bạn nên sử dụng nước tẩy trang chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn. Sau đó có thể dùng nước vo gạo để làm sạch sâu và làm dịu da.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Rửa mặt bằng nước vo gạo vào lúc nào?”. Bạn cần lưu ý sử dụng nước vo gạo rửa mặt đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hay cần được tư vấn về mỹ phẩm hay gia công mỹ phẩm, hãy liên hệ với Nam dược Hải Long ngay.
⚜️ Nam Dược Hải Long – Nhà máy gia công mỹ phẩm đầu tiên đạt chuẩn CGMP
- Website: namduochailong.com
- Hotline: 0976.677.888
- Nhà máy sản xuất: 58 Trương Hán Siêu, P. Nhị Châu, Hải Dương
- Hà Nội: Số 10-12, Ngõ 7, Vạn Xuân, Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội
- HCM: Số 22 Nguyễn Sĩ Sách, P. 15, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh